• Info
  • Toggle gyroscope controls
  • Tiny planet view
  • Sound on/off
  • Edit
  • Virtual reality
  • Fullscreen
    Close
    PHÒNG 3 V1 PHÒNG 2 V1 NGOÀI TRỜI 1

    Bản đồ Đại Việt quốc in trong tập Hồng Đức bản đồ thực hiện dưới triều Lê Thánh Tông (1442-1497) - Sưu tầm

    Lãnh thổ Đại Việt trên bản đồ India Orentalis do Gerard Mercator vẽ năm 1630 - Sưu tầm

    Năm 1679, Tổng binh Dương Ngạn Địch, tướng triều Minh (Trung Hoa) bất thần phục triều Thanh, đem hơn 3.000 quân lính cùng gia quyến đến cửa khuyết, xin làm tôi tớ, được chúa Nguyễn ban khai khẩn đất Đông phố. Lược dịch: Kỷ Mùi, năm thứ 31 (1679), mùa xuân, tháng giêng, tướng cũ nhà Minh là Long Môn tổng binh Dương Ngạn Ðịch và Phó tướng Hoàng Tiến, Cao Lôi Liêm, Tổng binh Trấn Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem hơn 3.000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung và Ðà Nẵng, tự trần là bô thần nhà Minh, nghĩa không chịu làm tôi nhà Thanh, nên đến để xin làm tôi tớ…. Chúa theo lời bàn, bèn sai đặt yến úy lạo khen thưởng, trao cho quan chức khiến đến ở đất Ðông Phố… Bọn Ngạn Ðịch đến cửa khuyết tạ ơn để đi... - Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

    Năm Mậu Tý (1708), Chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt trường thi ở phủ Gia Định Mùa xuân, tháng Giêng, sai quan làm duyệt tuyển lớn. Trước kia đặt tuyển trường thì ở xứ Thuận Hóa 3 huyện Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang 1 trường, 3 huyện Vũ Xương, Hải Lăng, Minh Linh 1 trường, 3 châu huyện Khang Lộc, Lệ Thủy, Bố Chính mỗi nơi 1 trường, ở xứ Quảng Nam 6 phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Ninh, Phú Yên, Bình Khang mỗi phủ 1 trường, đến đây đặt thêm 2 phủ Bình Thuận và Gia Định, mỗi phủ đặt 1 trường, tất cả là 13 trường. -Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

    Năm 1698, Minh vương Nguyễn Phúc Chu chỉ dụ Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, lập Phủ Gia Định, chính thức xác lập chủ quyền Đại Việt tại vùng đất phương Nam Lược dịch: Sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long (nay thăng làm phủ), dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa ngày nay), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình (nay thăng làm phủ), dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định ngày nay), mỗi dinh đều đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục và các cơ đội thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc binh. Mở rộng đất được nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ những dân xiêu dạt từ Bố Chính trở về Nam cho đến ở cho đông. Thiết lập xã thôn phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệnh thuế tô dung, làm sổ đinh điền. Lại lấy người Thanh đến buôn bán ở Trấn Biên lập làm xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn, lập làm xã Minh Hương -Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

    Năm Mậu Tý, Hiển tông Hiếu minh Hoàng đế 17 (1708), phong Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên Lược dịch: Lấy Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Cửu người Lôi Châu, Quảng Đông. Nhà Minh mất, để tóc chạy sang phương Nam, ... thấy phủ Sài Mạt ... có nhiều người buôn các nước tụ họp, bèn mở sòng gá bạc để thu thuế gọi là hoa chi, lại được hố bạc chôn nên thành giàu. Nhân chiêu tập dân xiêu dạt đến các nơi Phú Quốc, Cần Bột, Gia Khê, Luống Cày, Hương Úc, Cà Mau (thuộc tỉnh Hà Tiên) lập thành 7 xã thôn. Thấy ở đất ấy tương truyền có người tiên thường hay hiện ra ở trên sông nhân thế đặt tên là Hà Tiên. Đến đấy Cửu ủy cho người bộ thuộc là Trương Cầu và Lý Xã dâng thư xin làm Hà Tiên trưởng. Chúa nhận cho, trao cho chức Tổng binh. Cửu xây dựng dinh ngũ, đóng ở Phương Thành, nhân dân ngày càng đến đông. - Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

    Năm Mậu Thân (1788), Chúa Nguyễn Phúc Ánh chiếm thành Gia Định. Tháng Tám, ngày Đinh Dậu, chiếm lại thành Gia Định. -Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

    Vùng đất Cochinchina trên Map of the Continental of the East-Indies &C…, do Herman Moll vẽ. Macmillan Company xuất bản tại London (Anh) năm 1736 - Anh 22, 23

    Năm Nhâm Tý (1732), Chúa Nguyễn Phúc Chú cho chia đất đặt châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ Chúa cho rằng Gia Định địa thế rộng rãi, sai khổn thần chia đất đặt châu Định Viễn (nay là phủ Định Viễn) và dựng dinh Long Hồ (tức là tỉnh Vĩnh Long ngày nay). - Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

    Sĩ tử lều chõng ứng thí tại trường thi Gia Định - Sưu tầm

    Chúa Nguyễn Phúc Ánh - Sưu tầm

    Năm Canh Tuất (1790), Chúa Nguyễn Phúc Ánh chỉ dụ quy hoạch Kinh dinh Gia Định, định quan chế, chỉnh đốn triều nghi Vua từ khi lấy được Gia Định, mọi việc bắt đầu xây dựng, hằng lưu ý Kinh dinh quy hoạch, sửa quân chế, định quan chế, nêu phép cấm, chính triều nghi, quy mô mở nước đại lược đã định. - Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

    Năm Mậu Thìn (1748), Chúa Nguyễn Phúc Chú chỉ dụ đặt trạm, mở đường thiên lý ở Gia Định Đất Gia Định nhiều nơi lầy lội. Khi mới mở mang, đường bộ chưa thông, hành khách đi lại vất vả, việc báo cáo về biên cương cũng không tiện. Chúa sai Hữu Doãn ngắm đo địa thế, chăng dây lấy thẳng bắt đầu từ phía bắc Tất Kiều đến địa phận Hưng Phúc, tùy chỗ mà đặt trạm, gọi là đường thiên lý. Hễ gặp sông to thì sai dân sở tại đặt bến đò, cho miễn lao dịch. - Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

    Năm Canh Tuất (1790), Chúa Nguyễn Phúc Ánh chỉ dụ xây Kinh thành Gia Định Ngày Kỷ Sửu, đắp thành đất Gia Định. Vua thấy thành cũ ở thôn Tân Khai chật hẹp, bàn mở rộng thêm. Dụ rằng: “Vương công giữ nước, tất phải đặt nơi hiểm yếu trước. Nay đất Gia Định mới thu phục, cần sửa thành trì cho bền vững để chỗ ở được vững mạnh”. Bấy giờ mới huy động quân dân để khởi đắp, hẹn trong mười ngày đắp xong. Thành đắp theo kiểu bát quái, mở tám cửa, ở giữa là cung điện, bên tả dựng nhà Thái miếu, phía sau miếu là kho tàng, bên hữu đặt cục Chế tạo, chung quanh là nhà tranh cho quân túc vệ ở. Giữa sân dựng kỳ đài ba tầng, trên làm tòa vọng đẩu bát giác, ban ngày kéo cờ, ban đêm thì kéo đèn làm hiệu lệnh cho các quân. Thành xong, gọi tên là Kinh thành Gia Định... - Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

    Vua Gia Long - Sưu tầm

    Vùng đất Cochinchina trên Map of the Continental of the East-Indies &C…, do Herman Moll vẽ. Macmillan Company xuất bản tại London (Anh) năm 1736 - Anh 22,23

    Carte de Costes de Cochinchine, Tunquin et partie de celles de la Chine, do Van de Kusten vẽ năm 1754 - Sưu tầm

    Bản đồ Gia Định do Trần Văn Học vẽ năm 1815

    Card

    Card

    Card

    Card